ĐÀO HOA, HỒNG LOAN, THIÊN HỈ PHẦN 1

Ý nghĩa:
Đào Hoa có nghĩa là hoa Đào, một loại hoa có màu sắc rực rỡ.


Hồng Loan

Hồng có nghĩa là màu hồng, cùng có nghĩa là đẹp đẽ, nhộn nhịp, vui tươi. Loan có nghĩa là chim loan, một loài chim phượng. Trước xe vua đi có trỗ một con chim loan ngậm cái chuông, vì thế nên xa giá của vua được gọi là loan. Như vậy Hồng Loan có nghĩa là con chim loan màu hồng, đồng thời cũng là biểu tượng cho sự đẹp đẽ vui tươi, cao quí
Thiên Hỉ: Hỉ có nghĩa là mừng, những việc tốt lành đều gọi là việc hỉ

Biểu tượng
Về biểu tượng đồ dùng thì Hồng Loan là vải vóc, Thiên Hỉ là đèn nến
Về biểu tượng đồ ăn thì Đào Hoa là rượu, hoa quả hay nước ngọt, Hồng Loan là tiết canh
Về biểu tượng tang lễ thì Đào, Hồng, Hỉ là đèn nến, Đào Hoa còn là cái hố và Hồng Loan Quan Đới hội họp là dây thừng

Ngũ hành
Đào Hoa hành Mộc
Hồng Loan hành Thủy đới Kim (TTL) hoặc Mộc đới Thủy (VVT)
Thiên Hỉ hành Thủy (TTL) hoặc Hỏa đới Mộc (VTT)

Đắc hãm
Đào Hoa miếu địa tại Tí (VVT)
Hồng Loan miếu vượng tại cung Mộc và Thủy: Dần Mão, Tí Hợi (VVT) (chú ý VVT cho rằng Hồng Loan thuộc Mộc đới Thủy thành ra miếu vượng như trên

Xem thêm: Xem quẻ hỏi việc

Đặc điểm về cách an sao
Đào Hồng và Hỉ đều đứng tại cung có âm dương trái ngược với âm dương tuổi nghĩa là tuổi Dương thì Đào Hồng Hỉ đều đóng tại cung Âm và ngược lại. Như vậy thì Đào Hồng Hỉ chỉ kết hợp với hai tam hợp Dương Tử Phúc hoặc Âm Long Trực của vòng Thái Tuế, đặc biệt Đào Hoa chỉ nằm trong tam hợp Dương Tử Phúc. Đối với vòng Bác Sĩ thì các tuổi Giáp Ất, Bính Đinh, Canh Tân, Nhâm Quí thì Lộc Tồn an tại cung có cùng âm dương với âm dương tuổi nên Đào Hồng Hỉ chỉ có khả năng kết hợp với tam hợp Lực Sĩ Tấu Thư Đại Hao hoặc tam hợp Tiểu Hao Hỉ Thần Quan Phủ (chú ý chỉ có tam hợp Tiểu Hao Hỉ Thần Quan Phủ hoặc vị trí Lực Sĩ có Hỉ Thần xung chiếu mới có khả năng có bộ Song Hỉ, nghĩa là Thiên Hỉ và Hỉ Thần gặp nhau). Riêng tuổi Mậu Kỷ thì Lộc Tồn an tại cung có âm dương khác với âm dương tuổi thành ra Đào, Hồng, Hỉ sẽ kết hợp với tam hợp Lộc Tồn Bác Sĩ Tướng Quân Bệnh Phù Quốc Ấn hoặc tam hợp Long Phi Phục. Do đó bộ Phục Tướng kết hợp với Đào Hồng Hỉ chỉ có tuổi Mậu Kỷ mới có khả năng có mà thôi. Dương Nam Âm Nữ thì Thai nằm ở Tí Ngọ Mão Dậu mới có khả năng có Thai Đào đồng cung, còn Âm Nam Dương Nữ thì Thai nằm tại Thìn Tuất Sửu Mùi thành ra không có Thai Đào đồng cung, chỉ có khả năng có Thai Đào tam hợp

Đào Hoa
Đào Hoa lúc nào cũng đóng ở Tí Ngọ Mão Dậu. Nếu căn cứ vào Vòng Tràng Sinh an theo tam hợp cục của năm sinh thì Đào Hoa lúc nào cũng ở vị trí Mộc Dục (còn gọi là bại địa) của vòng Tràng Sinh này và Kiếp Sát luôn nằm tại vị trí Tuyệt (còn gọi là Tuyệt Địa) của vòng Tràng Sinh. Đào Hoa và Kiếp Sát luôn luôn tam hợp chiếu với nhau (Chú ý Hồng Loan hay Thiên Hỉ khi đồng cung với Long Đức mới có Kiếp Sát xung chiếu, còn các vị trí khác thì không gặp Kiếp Sát). Đào Hoa luôn luôn nằm trong bộ Dương Tử Phúc, nghĩa là luôn luôn có Thiên Không trong tam hợp. Đào Hoa luôn luôn có Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức thủ chiếu, và có thể có Long Đức chiếu (bộ Đào Hoa, Tam Đức, Dương Tử Phúc, Thiên Không, Kiếp Sát). Tam Đức bao gồm Nguyệt Đức, Thiên Đức và Phúc Đức. Chỉ có bộ Không Đào đồng cung mới có đủ Tứ Đức (bởi vì Thiên Không bao giờ cũng có đủ Tứ Đức chiếu, trong đó Long Đức xung chiếu. Chú ý Thiên Không khi đồng cung với Đào Hoa chỉ có bộ Đào Hỉ hay Đào Hồng nhưng không có Cô Quả trong khi Thiên Không đồng cung với Thiên Hỉ hay Hồng Loan đều có đủ bộ Đào Hồng Hỉ Cô Quả). Đào tại Dậu và Không Đào tại Mão mới có Phá Toái, còn lại đều không có. Đào Hoa tại Mão Dậu luôn kết hợp với Thiên Hỉ (bộ Đào Hỉ Mão Dậu), còn Đào Hoa tại Tí Ngọ luôn luôn kêt hợp với Hồng Loan (bộ Đào Hồng Tí Ngọ) và chỉ khi Đào Hoa đồng cung với Thiên Đức mới có Tam Minh (Thiên Đức khi đồng cung với Đào, Hồng hay Hỉ đều có Tam Minh). Chỉ có Tử Phù Nguyệt Đức Đào Hoa đồng cung mới có bộ Cô Quả tam hợp, còn lại khi đồng cung với Thiếu Dương hoặc Phúc Đức đều không có Cô Quả (Nguyệt Đức đồng cung với Đào, Hồng, hay Hỉ đều có Quả Tú)

Xem thêm: CUNG TÀI BẠCH XEM GIÀU NGHÈO QUA LÁ SỐ TỬ VI

Hồng Loan và Thiên Hỉ
Hồng Loan và Thiên Hỉ luôn luôn xung chiếu với nhau và chỉ có vị trí Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ thì mới có khả năng có đủ bộ Tam Minh. Hồng Loan luôn nhị hợp với Điếu Khách, còn Thiên Hỉ luôn nhị hợp với Quan Phủ, Long Trì. Hồng Loan thì nằm trong bộ Dương Tử Phúc khi ở Dương cung hay bộ Âm Long Trực khi ở Âm cung. Khi Đào Hồng đồng cung hoặc tam hợp chiếu thì Hồng Loan thuộc bộ Dương Tử Phúc, còn nếu không thì Hồng Loan thuộc bộ Âm Long Trực
Hồng Loan khi tại Âm cung thì thuộc bộ Âm Long Trực, có Phá Toái tam hợp khi tại Tỵ Dậu Sửu và chỉ có vị trí Mão Dậu (có Thiếu Âm Hồng Loan) mới có Tam Minh. Hồng Loan tại Dương cung thì thuộc bộ Dương Tử Phúc, lúc nào cũng có Tam Minh
Thiên Hỉ thì khi ở Âm cung nằm ở bộ Dương Tử Phúc (luôn luôn có đủ bộ Tam Minh) và khi ở Dương cung nằm ở bộ Âm Long Trực (tại Tí Ngọ mới có bộ Tam Minh, còn lại chỉ có Hồng Hỉ mà thôi) và nằm khác bộ với Hồng Loan. Khi Hồng Loan gặp bộ Dương Tử Phúc thì Thiên Hỉ thuộc bộ Âm Long Trực, khi Hồng Loan thuộc bộ Âm Long Trực thì Thiên Hỉ thuộc bộ Dương Tử Phúc. Tại vị trí Tỵ Dậu Sửu Thiên Hỉ luôn luôn có Phá Toái tam hợp

Thiên Không Đào Hoa đồng cung:
Đào Hoa thuộc bộ Tam Đức, Dương Tử Phúc, Thiên Không, Kiếp Sát trong đó Thiên Không Kiêp Sát chủ ẩn tàng tai họa. Trong bộ này thì Thiếu Dương hành Hỏa chủ về trí tuệ, khôn ngoan, nhạy bén và luôn luôn đồng cung với Thiên Không theo cách an của Nam Phái. Bắc Phái hoàn toàn không có sao Thiên Không đồng cung với Thiếu Dương mà vị trí của Thiên Không chính là sao Địa Không trong Nam Phái. Khi Đào Hoa đồng cung với Thiên Không thì Mộc của Đào Hoa sẽ gia tăng tính chất nhạy bén, khôn ngoan của Thiếu Dương Hỏa đưa đến con người dễ trở nên quỉ quyệt, mưu sỉ, đạo đức giả nếu không có phúc thiện tinh đồng cung cứu giải. Trường hợp có hung sát tinh kết hợp thì Kiếp Sát sẽ phối hợp với Thiên Không để đưa ra kết quả bù trừ do hành động gian ác quỉ quyệt gây ra. Mệnh Không Đào đồng cung thì Mệnh Kim chính là cách Thiên Không Đào Hoa đúng cách (Hỏa khắc Kim), sự nghiệp sẽ bị gãy đổ do những hành động mưu sỉ gây ra và tại vị trí Mão Dậu là nơi tác họa mạnh nhất vì có thêm Phá Toái trợ lực, trong khi tại Tí Ngọ thì có phần giảm nhẹ vì có Hồng Loan (Thủy) tam hợp trong khi không gặp Phá Toái. Bộ Không Đào đồng cung không bao giờ có mặt của Cô Quả (Thổ) có tác dụng giảm thiểu tác họa của Thiên Không Kiếp Sát (Hỏa) hội họp, vì thế Mệnh Thiên Không Đào Hoa đồng cung thì phú đoán như sau:
Thiên Không hội với Đào Hoa,
Cầm, kỳ, thi, họa tài ba tuyệt vời
Cơ mưu quyền biến hơn người
Ngàn năm mệnh bạc một đời tài hoa (AB334)

Thiên Không Hồng Loan đồng cung: tại vị trí này thì Hồng Loan Thủy sẽ khắc chế Thiếu Dương, Thiên Không và Kiếp Sát Hỏa, đồng thời ba sao trên lại bị tiết khí cho Cô Quả Thổ để rồi khắc lại Hồng Loan đưa đến con người tuy sáng suốt nhưng không mưu sỉ, thường có tâm tu hành (Thiên Không, Thiếu Dương), cuộc đời dễ gặp trắc trở về tình duyên (Hồng Loan Cô Quả) nhưng nghề nghệp thường hanh thông (Đào Hoa tại Quan)

Xem thêm: Địa chỉ xem tử vi tại TpHCM

Đào Hồng đủ bộ
Đào Hồng khi ở Dương cung (nghĩa là tuổi Âm) thì hoặc đồng cung, hoặc tam hợp chiếu, còn khi ở Âm cung (nghĩa là tuổi Dương) thì xung chiếu với nhau, hoặc đưa đến cách giáp biên tại các cung Dương là Dần Thân, Thìn Tuất. Cụ thể:
Đồng cung tại Tí Ngọ (tuổi Mão, Dậu)
Tam hợp chiếu tại Dần Ngọ (tuổi Sửu), Thân Tí (tuổi Mùi), Ngọ Tuất (tuổi Tỵ ), Tí Thìn (tuổi Hợi)
Giáp biên tại cung Dần (tuổi Dần), Thân (tuổi Thân), Tuất (tuổi Thìn) và Thìn (tuổi Tuất). Như vậy chỉ có Thái Tuế Dần Thân và Tuế Phá tại Thìn Tuất mới có cách giáp Đào Hồng
Xung chiếu với nhau ở cung Âm: Mão Dậu (tuổi Tí, Ngọ)

Tam Minh Đào Hồng Hỉ: Đào Hồng khi đồng cung, hoặc xung chiếu thì sẽ có đủ bộ tam minh Đào Hồng Hỉ
Ba sao Đào Hồng Hỉ họp thành một bộ gọi là Tam Minh, chỉ dành riêng cho bộ Dương Tử Phúc và Thiếu Âm: Thiếu Dương ở Dần Thân Tỵ Hợi (Tứ Sinh), Tử Phù – Nguyệt Đức ở Thìn Tuất Sửu Mùi (Tứ Mộ), Phúc Đức và Thái Âm tại Tí Ngọ Mão Dậu (Tứ Chính) mới có bộ Tam Mịnh. Khi có tam minh thì có đặc điểm là Dương, Tử, Phúc và Thiếu Âm đều đồng cung với Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan và chỉ có Phúc Đức, Thiếu Âm mới không bị Cô Quả, còn Thiếu Dương thì bị cả bộ Cô Quả thủ chiếu, Tử Phù bị Quả Tú xung chiếu
Một số người đã thay thế Thiên Hỉ bằng Hỉ Thần và cho rằng Hỉ Thần, Đào, Hồng cũng là bộ Tam Minh nhưng không thể coi như vậy được vì Tam Minh thì phù tá cho bộ Nhật Nguyệt là do luôn có Thiếu Dương

Đào Hoa cư Quan hoặc Tài
Đào Hoa cư Quan thì Mệnh sẽ là Nguyệt Đức hoặc Phúc Đức thủ và sẽ có Kiếp Sát tại Mệnh vì Kiếp Sát tam hợp với Đào Hoa: theo chiều thuận thì Kiếp Sát, cách ba cung thì là Đào Hoa, còn nếu Đào Hoa cư Tài thì Quan sẽ có Kiếp Sát thủ

Đào Hoa gặp Song Hao
Đào Hoa gặp Song Hao chỉ có tuổi Ất Tân mới gặp và khi đó Đào Hoa tại Tí hay Ngọ. Chú ý cung Ngọ tuổi Ất thì có Triệt
Một số người cho rằng Đào Hoa gặp Song Hao thì tốn tiền vì gái nhưng điều này chưa chắc đúng, có lẽ Đào Hoa gặp Song Hao tại Tài thì mới có nghĩa như vậy

Hồng Loan và Tứ Đức
Hồng Loan khi đóng đồng cung với Thiếu Dương tại Dần Thân thì có Tứ Đức, đồng cung với Tử Phù, Phúc Đức hay Thiếu Âm thì sẽ có Tam Đức, đồng cung với Trực Phù thì có nhị đức (Nguyệt Đức, Long Đức), đồng cung với Long Đức thì chỉ có Long Đức mà thôi.

Xem thêm: Lá số Tử Vi trọn đời